Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng

Nhiều doanh nghiệp ở KCN Biên Hòa 1 (Đồng Nai) đang hối hả tháo dỡ nhà xưởng, bàn giao mặt bằng để Đồng Nai triển khai đề án chuyển đổi công năng thành Khu đô thị – thương mại – dịch vụ.

KCN Biên Hòa 1 rộng 320 ha, là KCN đầu tiên và lâu đời nhất Việt Nam, được thành lập vào  năm 1963. Do ra đời với thời gian hơn 60 năm nên KCN Biên Hòa 1 có nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất, đồng thời KCN này lại nằm sát sông Đồng Nai nên nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao. 

KCN Biên Hòa 1 nằm ở vị trí đắc địa, sát quốc lộ 1 và quốc lộ 51, cửa ngõ phía Đông vào TP.HCM, nên năm 2008, Đồng Nai đề xuất Chính phủ chuyển đổi công năng KCN này để phát huy lợi thế tiềm năng của khu vực này. Đến năm 2009, Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành Khu đô thị – thương mại – dịch vụ.

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 1.

Một doanh nghiệp ở KCN Biên Hòa 1 thải khói trong quá trình hoạt động (ảnh chụp tháng 5.2027)

ẢNH: LÊ LÂM

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 2.

Phối cảnh Khu đô thị – thương mại – dịch vụ, đây là ý tưởng của liên danh Công ty CP Tư vấn quốc tế ENCITY và PT Studio Rancang Urban Selaras (URBAN). Ý tưởng này đã đoạt giải nhất (tiền thưởng 900 triệu đồng), được UBND tỉnh Đồng Nai trao giải vào 3.2025

ẢNH: ĐƠN VỊ CUNG CẤP

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 3.

Hiện trạng KCN Biên Hòa 1 nhìn từ trên cao.

ẢNH: LÊ LÂM

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 4.

Hiện nay, các doanh nghiệp trong khu vực ưu tiên đang hối hả tháo dỡ, di dời nhà máy để bàn giao mặt bằng

ẢNH: LÊ LÂM

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 5.

Tại buổi làm việc giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp – khu kinh tế Đồng Nai với Tổng Công ty CP Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi, chủ đầu tư KCN Biên Hòa 1) và các doanh nghiệp thuê (và cho thuê đất) nhà xưởng trong KCN Biên Hòa 1 vào 24.7, phần lớn các doanh nghiệp đã đồng ý ký kết chấm dứt hợp đồng vào 31.7 để bàn giao mặt bằng cho nhà nước

ẢNH: LÊ LÂM

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 6.

Một nhà xưởng rộng hàng ngàn mét vuông đang được tháo gỡ

ẢNH: LÊ LÂM

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 7.
Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 8.

Trong khu vực ưu tiên có hơn 300 hộ dân sinh sống, hiện đã giải tỏa xong

ẢNH: LÊ LÂM

Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1: Doanh nghiệp hối hả tháo dỡ nhà xưởng- Ảnh 9.

Trong khu vực ưu tiên đã có 2 dự án được triển khai là trụ sở Công an tỉnh Đồng Nai và trụ sở Kiểm toán Nhà nước Khu vực VIII

ẢNH: LÊ LÂM

Theo đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1, KCN với diện tích khoảng 329 ha, trong đó khu vực rộng 154 ha (gần cầu An Hảo và ngã 3 Vũng Tàu) được ưu tiên giải phóng mặt bằng trước để xây dựng Trung tâm chính trị – hành chính của tỉnh Đồng Nai (rộng 103,5 ha) và Khu đô thị – thương mại – dịch vụ (50,5 ha).

Có 1.509 hộ gia đình, cá nhân (1.012 hộ giải tỏa trắng) và 76 doanh nghiệp nằm trong diện phải di dời. UBND tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến ngày 1.8.2025 phải giải phóng mặt bằng xong khu vực ưu tiên để khởi động xây dựng dự án (dự kiến ngày 2.9). Và đến hết năm 2025 thì giải phóng xong mặt bằng khu vực còn lại.

Hiện nay, tỷ lệ giải phóng mặt bằng các hộ dân đạt hơn 90% (riêng khu vực ưu tiên đạt 100%). Về phía các doanh nghiệp cũng đã ký cam kết thanh lý hợp đồng để bàn giao mặt bằng đúng tiến độ chính quyền đã ấn định.

Vào năm 2022, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai (nay sáp nhập vào Sở Tài chính) cho biết theo tính toán ban đầu, chi phí để hỗ trợ, di dời các hộ dân, nhà máy ra KCN Biên Hòa 1 là khá lớn. Còn chi phí xây dựng khu đô thị – thương mại – dịch vụ theo khái toán ban đầu của Sở Xây dựng trên 800.000 tỉ đồng


📌 Bài viết này được đóng góp bởi người dùng và bản quyền thuộc về người dùng đã xây dựng bài viết. Bản quyền thuộc về tác giả gốc và chỉ dùng cho mục đích học tập và giao tiếp. Nếu có bất kỳ vi phạm nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi để xóa nó.